Posted by Ẩm Thực Đà Nẵng
Món mì chữ đặc biệt ở Nhật Bản có nguồn gốc từ truyền thống Trung Hoa. Chúng được làm bằng tinh bột mì cao cấp, có hình chữ Kanji và hương vị đa dạng. Mì chữ đặc biệt thường được chế biến thành các món ăn như ramen, udon, soba. Đây là một món ăn phổ biến và đặc sắc trong ẩm thực Nhật Bản.
Những sợi mì ở nhà hàng Ota được in các dòng kinh Phật, mỗi gói có khoảng 260 ký tự.
Quán ăn Nitta no sho Kanzantei ở thành phố Ota, tỉnh Gunma thu hút sự quan tâm của thực khách vì bán một loại loại mì độc đáo. Theo đó, các sợi mì được làm to bản, khoảng hơn 2 cm. Trên mỗi sợi mì là các dòng Bát Nhã Tâm Kinh (Tâm Kinh), một trong những loại chú linh thiêng của trong kinh Phật. Một gói mì có khoảng 260 ký tự kinh Phật. Món ăn được cửa hàng gọi là "mì thiêng" hay "mì thần thánh".
Bên cạnh mì thiêng, quán còn cung cấp một tờ giấy đi kèm. Trên tờ giấy đó in chữ furigana, loại chữ chuyên dùng để hỗ trợ mọi người đọc tiếng Nhật cũng như dịch sang ngôn ngữ hiện đại cho những người không quen với các từ này.
Cũng theo tiết lộ từ quán, mì thiêng được "in" bằng mực là hỗn hợp than tre và màu caramel có nguồn gốc từ lúa mì. Các ký tự khi cho vào nước sôi sẽ bị mờ đi đôi chút, nhưng thực khách vẫn có thể đọc được các dòng chữ. Món ăn ngon nhất khi thưởng thức cùng bắp cải, cà rốt, hành tây, khoai môn và dashi (một loại gia vị).
Món ăn này hiện chỉ mới bán ở tỉnh Gunma và có giá 12 USD (hơn 280.000 đồng) một gói. Ngoài ra, cửa hàng còn bán các món ăn địa phương, truyền thống của người người Nhật và nhận được đánh giá 4/5 sao bởi các vị khách trên TripAdvisor.
Anh Minh (Theo Sora News)